Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - Giải Đáp Pháp Luật

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xâm pham quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Tài Nguyên sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về vấn đề xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ!

1. Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm 

Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp là các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

+ Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp dân sự và hình sự. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

 + Các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

 + Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

3. Các biện pháp dân sự có thể được áp dụng

Các biện pháp dân sự Tòa án có thể áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác bao gồm:

 +   Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

 +   Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

 +   Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

 +   Buộc bồi thường thiệt hại;

 +   Buộc tiêu huỷ/buộc phân phối/đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với các hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu với mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ).

    >>> Bạn nên xem thêm bài viết: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

4. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng

Đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng bao gồm:

  • Thu giữ;
  • Cấm chuyển dịch quyền sở hữu;
  • Kê biên;
  • Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
  • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính có thể được áp dụng

Ngoài việc buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Các hình thức xử phạt bổ sung kèm theo có thể là:

  • Tịch thu hàng hóa giả mạo, nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo;
  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

LIÊN HỆ VỚI LUẬT TÀI NGUYÊN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *