Trong những năm gần đây, thuật ngữ “nhãn hiệu” dần trở nên phổ biến. Bạn đang tìm hiểu về nhãn hiệu và cách phân loại nhãn hiêu? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!
1. Nhãn hiệu là gì? Tại sao cần phân loại nhãn hiệu?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì:“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải nhìn thấy được, có thể là: từ ngữ, chữ cái, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó nhằm giúp phân biệt được các sản phẩm, dịch vụ khác nhau trên thị trường.
Vậy phân loại nhãn hiệu có tác dụng gì? Thứ nhất, phân loại nhãn hiệu giúp xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu. Đặc trưng này tác động tới cách cảm nhận nhãn hiệu của người tiêu dùng, tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu và cả quá trình đăng ký nhãn hiệu. Thứ hai, phân loại nhãn hiệu ảnh hưởng tới việc xác định chế độ pháp lý đối với từng loại nhãn hiệu và giúp phân biệt nhãn hiệu với các dấu hiệu dùng để phân biệt.
2. Phân loại nhãn hiệu dựa vào dấu hiệu
– Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ, ngữ (một cụm từ, có thể là khẩu hiệu)…;
– Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều);
– Nhãn hiệu kết hợp: sử dụng kết hợp hình ảnh với từ ngữ. Loại nhãn hiệu này có thể sử dụng hai hoặc rất nhiều màu sắc.
3. Phân loại dựa vào tính chất của nhãn hiệu
Dựa vào tính chất, chức năng, nhãn hiệu được phân thành:
– Nhãn hiệu thường;
– Nhãn hiệu tập thể (collective marks):
Nhãn hiệu tập thể được định nghĩa là “nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.
Thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc sở hữu của hội, hợp tác xã có nhiều thành viên. Các hiệp hội sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn về sử dụng nhãn hiệu tập thể và cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu đó khi đáp ứng các tiêu chuẩn. Có thể nói, nhãn hiệu tập thể là hình thức liên kết trong tiếp thị của một nhóm doanh nghiệp.
– Nhãn hiệu chứng nhận (certification marks):
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Như vậy, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng,… của hàng hóa, dịch vụ đăng ký; sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho chủ thể sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm đó nếu sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra.
Như vậy, có thể thấy nhãn hiệu chứng nhận có phạm vi sử dụng rộng hơn nhãn hiệu tập thể. Nếu chỉ có các thành viên của tổ chức tập thể mới có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể thì nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn định sẵn.
Bạn nên xem thêm bài viết: Đăng ký nhãn hiệu Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Nhãn hiệu liên kết:
“Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. Chủ sở hữu nhãn hiệu liên kết thu được nhiều lợi ích từ loại nhãn hiệu này. Họ được độc quyền sử dụng dấu hiệu có khả năng phân biệt cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Việc sử dụng nhãn hiệu liên kết cũng giúp tạo uy tín cho những sản phẩm, dịch vụ mới.
– Nhãn hiệu nổi tiếng (famous marks):
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. Nhãn hiệu nổi tiếng luôn được định giá rất cao; bởi có thể nói nó là thành quả của cả quá trình nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo cơ chế riêng, khác với bảo hộ nhãn hiệu thường.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
Bài Viết Liên Quan