Nhãn hiệu chứng nhận - Giải Đáp Pháp Luật dịch vụ tốt

Nhãn hiệu chứng nhận

Bạn từng nghe nhắc tới nhãn hiệu chứng nhận nhưng không hiểu rõ nhãn hiệu chứng nhận là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác nhất về vấn đề này!

1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

2. Đối tượng đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?

Theo quy định hiện hành,  chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, các tổ chức này phải thỏa mãn điều kiện: không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Bởi đặc điểm nêu trên mà thông thường, chủ nhãn hiệu chứng nhận là các hiệp hội, các liên minh, cơ quan nhà nước,…

Bạn nên xem thêm bài viết: Phân loại nhãn hiệu        Nhãn hiệu nổi tiếng

3. Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

     Hồ sơ đăng ký 

+ Tờ khai

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

+Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (áp dụng với nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

Quy trình đăng ký nhãn hiệu chứng nhận:

Nhãn hiêu chứng nhận có trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ theo quy định về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Tìm hiểu chi tiết tại bài viết: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận của  Luật Tài Nguyên, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết, và đội ngũ luật sư, chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện:

  • Tra cứu và tư vấn tính khả thi khi đăng ký;
  • Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ…

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

nhãn hiệu chứng nhận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *