Mỗi doanh nghiệp đều có một logo, nhãn hiệu riêng để khẳng định thương hiệu cũng như giúp cho khách hàng dễ nhận diện công ty của mình trên thị trường. Tuy nhiên, nó chỉ có chỉ có giá trị pháp lý khi bạn tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu một cách chi tiết cho bạn trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ.
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Đây là bước đầu tiên để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Mục đích là để xem nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không.
Tại sao nên tra cứu các nhãn hiệu trước khi đăng ký ?
Để đánh giả khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn, nên cần tiến tra cứu các nhãn hiệu mình muốn đăng ký bảo hộ xem có trùng hoặc tương với gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được nộp đơn đăng ký trước đó hay không?
Từ đó sẽ quyết định xem có nên nộp đơn đăng ký hay không? Vì nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ khi không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn nhãn hiệu khác đã được bảo hộ.
Tuy việc tiến hành thủ tục tra cứu là không bắt buộc nhưng rất quan trọng để đánh giá khả năng có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu Cục sở hữu trí tuệ
Các cách có thể tiến hành là:
1. Tra cứu nhãn hiệu online
Bước 1: Truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Khi truy cập vào đường link trên, bạn chỉ cần tạo truy vấn với các tiêu chí: tên nhãn hiệu, nhóm sản phẩm, dịch vụ, phân loại hình, sản phẩm, dịch vụ.
Khách hàng có thể nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm
Ví dụ Nhập chữ Samsung (đối với nhãn hiệu chữ). Hoặc có thể Samsun* để tìm xem có tên nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu đăng ký.
Mỗi nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Việc phân nhóm rất quan trọng trong việc tra cứu nhãn hiệu, theo quy định của Luật SHTT, có tất cả 45 nhóm trong đó từ nhóm 01 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 -45 là nhóm dịch vụ.
Bước 3: Khách hàng nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 26.05
Bước 4: Khách hàng nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV. Ví dụ: 07 (nhóm máy móc và máy công cụ, động cơ và đầu máy)
Bước 5: Khách hàng click vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ được hiển thị ra và khách hàng có thể tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có đối chứng với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước đó hay chưa?
Kết quả tra cứu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và thông thường chỉ chính xác được 40% do dữ liệu Cục SHTT sẽ không được cập nhật trong thời gian 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
Tuy nhiên, với những người không có chuyên môn tra cứu hoặc chưa có hiểu biết nhiều về Luật sở hữu trí tuệ thì để tìm ra một đối chứng với nhãn hiệu của mình khá là khó và mất nhiều thời gian, vì nó cho ra quá nhiều kết quả.
Cách tra cứu này chỉ cho ra kết quả chưa thật chính xác và thiếu sót khá nhiều, vì vậy để có kết quả chính xác hơn thì bạn nên chọn cách tra cứu có đối chứng.
2. Nộp bộ hồ sơ tra cứu (tra cứu có đối chứng):
Tìm ra nhãn hiệu đối chứng để đánh giá khả năng phân biệt của đối chứng tìm được với các dấu hiệu được mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu.
Những dấu hiệu nào bị xem là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng sẽ không được đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.
Tra cứu đối chứng cho phép tra cứu bao gồm phần hình và phần chữ của nhãn hiệu nên mức độ chính xác cao hơn.
3. Sử dụng dịch vụ tra cứu
Ngoài các cách trên, bạn có thể tìm đến một chủ thể khác để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là các tổ chức/ cá nhân được ủy quyền đại diện nộp đơn.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
– Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
– Thực hiện miễn phí tra cứu trực tuyến sơ bộ cho nhãn hiệu mà bạn muốn đăng kí;
– Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký nhãn hiệu;
– Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ;
– Nhận kết quả của quá trình thẩm định hình thức, thầm định hình thức;
– Nhận giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu;
> Sau tất cả các quy trình trên chúng tôi sẽ giao kết quả đến tận nơi cho bạn.
Tham khảo: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Chi phí tra cứu nhãn hiệu được tính thế nào?
– Trong trường hợp khách hàng tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ dưới hình thức tra cứu sơ bộ sẽ không mất chi phí.
– Trong trường hợp khách hàng tiến hành tra cứu chính thức, khách hàng sẽ phải trả chi phí dịch vụ cho việc tra cứu, chi phí tra cứu sẽ phụ thuộc vào số lượng và nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu cần tra cứu.
Thời gian cho việc tra cứu là bao lâu?
Thời gian cho việc tra cứu chính thức nhãn hiệu phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu cần tra cứu. Thời gian tra cứu có thể kéo dài lâu hơn với lý do như số lượng nhãn hiệu cần tra cứu lớn hoặc cần thời gian để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi hoàn thiệt hết các hồ sơ, thủ tục thì sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể mất khoảng từ 12 – 13 tháng để cục SHTT xem xét và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký, từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận bảo hộ hay từ chối bảo hộ.
LIÊN HỆ VỚI LUẬT TÀI NGUYÊN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
Bài Viết Liên Quan