Covid-19 có được coi là sự kiên bất khả kháng? - Giải Đáp Pháp Luật

Dịch Covid-19 có được coi là sự kiện bất khả kháng? Sự kiện bất khả kháng là gì?

Sự kiện bất khả kháng là gì? Dịch Covid-19 có được coi lài sự kiện bất khả kháng?

1.Sự kiện bất khả kháng là gì?

    • Khái nhiệm sự kiện bất khả kháng.

“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bất kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng,“sự kiện bất khả kháng” cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên, cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội có là “sự kiện bất khả kháng” là rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

Theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 có quy định về sự kiện bất khả kháng như sau, “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Thế nhưng với định nghĩa như vậy, khi liên hệ với thực tế trong nhiều trường hợp nhận diện “sự kiện bất khả kháng” là điều không đơn giản. Một sự biến xảy ra phải hội tụ đủ những điều kiện nào mới được coi là “sự kiện bất khả kháng”? Một hiện tượng xảy ra như dịch covid-19 hiện tại có phải là “sự kiện bất khả kháng” không?

2.Thế nào thì được coi là sự kiện bất khả kháng?

Theo quy định tại khoản 1 điều 156 Bộ luật dân sự 2015 thì một sự kiện được coi là “Bất khả kháng” khi có đủ các yếu tố sau đây:

Một là, sự kiện xảy ra một cách khách quan.  

Những sự kiện này có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần,… nhưng có thể do tác động của bên thứ 3 như chiến tranh…

Tuy nhiên, có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các bên.

Hai là, không lường trước được.  

Đây là sự kiện không dự đoán, lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng đã xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể đã không lường trước được tại thời điểm giao kết.

Ba là, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.  

Đây là sự việc xảy ra mà các bên đã cố gắng thực hiện các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép nhưng vẫn không thể khắc phục được hậu quả.

Ví dụ: Doanh nghiệp A kinh doanh dịch vụ nhà kho. Doanh nghiệp A ký hợp đồng lưu giữ xe ô tô với một doanh nghiệp B. Trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra sự kiện thành phố bị lụt nặng và trong đó có kho bãi lưu giữ xe của doanh nghiệp A. Trong thời gian xảy ra mưa lớn doanh nghiệp A đã thực hiện di chuyển xe của doanh nghiệp B lên khu vực cao hơn nhưng do số lượng xe quá nhiều và tốc độ nước dâng quá nhanh nên doanh nghiệp A đã không thể di chuyển toàn bộ xe trong kho dẫn đến một số xe đã bị ngập. Trường hợp này được coi là sự kiện bất khả kháng.

Bốn là, Sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng.  

BLDS 2015 không quy định cụ thể về mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và việc thực hiện hợp đồng. Có thể hiểu một cách ngầm định rằng sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Nếu tiếp cận như vậy, việc không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ có thể được chấp nhận nếu sự kiện bất khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ. Khó khăn về tài chính phát sinh từ sự đình trệ hay suy thoái hoạt động kinh doanh dẫn đến một bên không có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng là nguyên nhân gián tiếp và không nên được coi là lý do cho việc không thể thực hiện nghĩa vụ. Nếu tính đến cả sự kiện là nguyên nhân gián tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ thì sự kiện bất khả kháng có thể giải thích rất rộng dẫn đến việc bên bị ảnh hưởng dễ dàng sử dụng để miễn trừ trách nhiệm.

Dịch Covid-19 có được coi lài sự kiện bất khả kháng?

Nhiều quan điểm cho rằng dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng. Khi nhìn thoáng qua ta thấy dịch Covid-19 đã đáp ứng đủ 03 yếu tố “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết” như đã phân tích ở trên, tuy nhiên khi xem xét một cách kĩ lưỡng hơn ta thấy dịch Covid-19 Sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng.

Để xác định dịch Covid-19 có phải sự kiện bất khả kháng hay không ta cần trong bối cảnh của từng hợp đồng cụ thể.

Ví dụ trong hợp đồng thuê nhà, nếu 2 bên có thỏa thuận với nhau và liệu kê cụ thể dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng làm chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp dịch Covid-19 xảy ra bên thuê quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê. Nhưng nếu 2 bên không có thỏa thuận thì cần xem xét lại.

Như những phần tích trên, mặc dù dịch Covid-19 có vẻ đã đáp ứng được 3 yếu tố. Nhưng xét một cách cụ thể Covid-19 không dẫn đến hậu quả các bên không thể tiếp tục hợp đồng. Dịch Covid-19 không là ngôi nhà mất đi, không làm 1 trong 2 người chết đi. Do vậy chưa thể nói dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng được.

Kết luận.

Dịch Covid-19 không phải sự kiện bất khả kháng trong mọi hợp đồng. Để xác định chính xác ta cần xem xét lại thỏa thuận giữa các bên và yếu tố quan trọng là nó có là nguyên nhân dẫn đến các bên không thể tiếp thực hợp đồng hay không?

Theo quan điểm của tôi dịch Covid-19 hiện nay không thể được coi là sự kiện bất khả kháng.

Thông tin liên hệ tư vấn.

sự kiện bất khả kháng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *