Luật Tài Nguyên đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về mã số mã vạch để Qúy khách hàng có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Hỏi : Làm sao để có được mã vạch trên các sản phẩm?
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.
Hỏi: Mã số và mã vạch có thể tách rời hay không?
Mã số và mã vạch là hai thành phần liên kết với nhau, khắc phục nhược điểm của nhau, thể hiện những con số hàng hóa, mã doanh nghiệp, mã quốc gia. Không thể tách rời chúng được
Hỏi: Lợi ích khi sử dụng công nghệ mã số mã vạch đem lại?
Mã số mã vạch đã mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn như: tính tiền cho khách hàng, kiểm kê hàng hóa tồn kho một cách nhanh chóng…Chúng có thể :
Phục vụ bán hàng tự động (thường thấy ở các siêu thị)
Phục vụ quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh
Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là:
Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hỏi: Có bao nhiêu loại MSMV?
Có nhiều loại mã số mã vạch nhưng loại được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là mã EAN, mã UPC, code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128.
Mã EAN-13 (gồm 13 chữ số) và mã EAN-8 (gồm 8 chữ số đã được rút gọn): được ứng dụng dành cho các sản phẩm bán lẻ
Ngoài ra còn có các mã như mã số container vận chuyển (SSCC), mã địa điểm (GLN): được ứng dụng trong nghiệp vụ giao vận
Hỏi: Cách đọc MSMV chính xác?
Đọc mã số mã vạch từ trái sang phải, vì mã số mã vạch nào cũng tuân thủ theo 1 cấu trúc giống nhau.
Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự :
Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam. Đối với các mã của quốc gia khác vui lòng tham khảo tại bài viết mã số mã vạch các nước.
Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1.
Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình.
Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
Hỏi: Cách tính MSMV?
Cách tính mã kiểm tra được áp dụng cho 12 số từ trái qua phải. Số cuối của dải mã số là kết quả dùng để đối chiếu.
Bước 1: Cộng tất cả các số ở vị trí lẻ từ phải sang trái.
Bước 2: Nhân kết quả vừa cộng được với 3
Bước 3: Cộng các số còn lại.
Bước 4: Cộng kết quả có được ở Bước 2 và Bước 3
Bước 5: Chọn bội số của 10 gần với kết quả Bước 4 nhất và lớn hơn kết quả Bước 4 trừ kết quả Bước 4 để ra số thứ 13.
VD: Kiểm tra mã ở trên “894154237021” số “9” là mã số kiểm tra
Bước 1: 1 + 0 + 3 + 4 + 1 + 9 = 18
Bước 2: 18 x 3 = 54
Bước 3: 2 + 7 + 2 + 5 + 3 + 8 = 27
Bước 4: 54 + 27 = 81
Bước 5: 90 – 81 = 9 ⇒ Như vậy kết quả phép tính trùng với mã số kiểm tra
Hỏi: Công nghệ mã số mã vạch là gì?
Đây là một trong những công nghệ giúp nhận dạng và thu thập dữ liệu một cách tư động các đối tượng như sản phẩm hàng hóa,…dựa trên những mã số đã được ấn định trên các sản phẩm đó và các mã số đó được thể hiện dưới dạng vạch để các thiết bị như đầu đọc mã vạch có thể đọc và hiểu được
Hỏi: Có những công cụ nào đọc được mã số mã vạch?
Ba công cụ chính đó là:
-Máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng cho việc in tem mã vạch và được dùng phổ biến trong các lĩnh vực có áp dụng công nghệ mã số mã vạch.
– Đầu đọc mã vạch hay còn được nhiều người dùng gọi là máy đọc hay máy quét mã vạch có tác dụng đọc những mã vạch in trên bề mặt của mỗi sản phẩm hàng hóa.
– Các ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên điện thoại di động
Hỏi: Cấu tạo của mã số mã vạch
Cấu tạo mã số mã vạch
Ta xét cấu tạo của hai loại mã vạch, mã vạch EAN13 VÀ EAN8
– Với mã vạch EAN13
3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.
Mã doanh nghiệp là 4, hoặc 5, hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
Mã mặt hàng là 3 hoặc 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất. Và tuyệt đối không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng nói ở trên. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.
– Với mã EAN8 : EAN-8 thường được dùng trên các mặt hàng có kích thước khá nhỏ và không đủ chỗ để ghi mã EAN-13. Ví dụ son môi, thuốc lá, bút chì,…
So với EAN-13 thì EAN-8 đã lược bỏ mã số doanh nghiệp:
Giống với mã số EAN-13 thì 03 con số đầu cũng thể hiện mã số của quốc gia sản xuất sản phẩm.
Tiếp đến là 04 con số tiếp theo chính là mã mặt hàng.
Con số cuối cùng thể hiện mã số kiểm tra
Hỏi: Chi phi đăng ký mã vạch là bao nhiêu?
Phí đăng ký mã số mã vạch dưới 100 mã sản phẩm: 3.000.000VNĐ
Mức phí phải nộp cho lần đầu đăng ký gồm:
Phí dịch vụ, nhà nước đăng ký mã số mã vạch: 3.000.000VNĐ
Phí duy trì loại dưới 100 sản phẩm nộp năm đầu tiên: 500.000VNĐ
Phí trên chưa bao gồm VAT.
Lựa chọn số lượng sản phẩm: Để biết phí duy trì nộp hàng năm theo loại mã doanh nghiệp:
Mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số: Phí duy trì 500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100 loại mã sản phẩm)
Mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số: Phí duy trì 800.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 1000 loại mã sản phẩm)
Mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số: Phí duy trì 1.500.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 10.000 loại mã sản phẩm)
Mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số: Phí duy trì 2.000.000VNĐ/năm (Sử dụng được dưới 100.000 loại mã sản phẩm)
Hỏi: Có bao nhiêu mã phân định GS1
Có 11 mã phân định GS1 bao gồm:
Gtin (Global Trade ItemNumber) – Mã toàn cầu phân định thương phẩm.
Gln (Global Location Number) – Mã toàn cầu phân định địa điểm.
SSCC (Serial ShippingContainer Code) – Mã công-ten-nơ vận chuyển theo xê-ri.
GSin (Global Shipment Identification Number) – Mã toàn cầu phân định hàng gửi.
GinC (Global IdentificationNumber for Consignment) – Mã toàn cầu phân định hàng kí gửi.
GRai (Global Returnable Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng.
Giai (Global Individual Asset Identifier) – Mã toàn cầu phân định tài sản riêng.
GSRn (Global Service Relation Number) – Mã toàn cầu phân định mối quan hệ dịch vụ.
Gdti (Global Document Type Identifier) – Mã toàn cầu phân định loại tài liệu.
GCn (Global Coupon Number)Mã toàn cầu phân định phiếu thanh toán.
CPID (Component / Part Identifier) – Mã phân định phần hợp thành.
Bài Viết Liên Quan