Bán hàng rong, trà đá vỉa hè là một nét truyền thống thu hút khách du lịch của Việt Nam. Vậy nhưng, đây có phải là một hình thức kinh doanh hợp pháp? Liệu việc bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh?
Bài viết sau đây của Luật Tài Nguyên sẽ giải đáp cho bạn về vấn đề này.
1. Những trường hợp nào không phải đăng ký kinh doanh
Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:
Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
Vậy những cá nhân hoạt động thương mại đó là những ai?
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, việc bán hàng rong hay trà đá vỉa hè có thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, HỘ GIA ĐÌNH sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.
2. Nghĩa vụ của các cá nhân hoạt động thương mại
1 Về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Cá nhân hoạt động thương mại không được kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ sau:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2 Về địa điểm kinh doanh
Không được kinh doanh tại các địa điểm cấm: khu di tích, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện,..
3 Về an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại:
- Thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
- Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.
Bài Viết Liên Quan